10 nguyên tắc nhất định phải biết khi lái xe trên đường cao tốc

10 nguyên tắc nhất định phải biết khi lái xe trên đường cao tốc

10 nguyên tắc nhất định phải biết khi lái xe trên đường cao tốc

Đường cao tốc được xem là tuyến đường có mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy, mỗi người điều khiển xe ô tô đều cần phải nắm được những nguyên tắc cơ bản khi lưu thông trên đường cao tốc.
Đường cao tốc được hiểu là những đoạn đường dành cho xe lưu thông với tốc độ cao ở cả hai chiều, phương tiện lưu thông chủ yếu là các loại xe ô tô. Lái xe trên đường cao tốc ẩn chứa nhiều rủi ro, đòi hỏi người điều khiển phải có những kỹ năng lái xe thật tốt.

Có khá nhiều người thích cảm giác phóng nhanh trên đường cao tốc vì đường sá thông thoáng. Thế nhưng, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc xảy ra mỗi ngày mà lỗi phần nhiều là do người điều khiển ô tô chưa trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để xử lý những tình huống bất ngờ trên đường cao tốc. Vì nhiều xe cùng di chuyển với một tốc độ cao, tính chất nguy hiểm càng cao hơn.

  1. Không giảm phanh đột ngột khi vượt xe
    Xe đang lưu thông trên đường cao tốc và bạn muốn vượt qua chiếc ô tô ở phía trước. Khi đó, bạn hãy nhớ rằng khi đã vượt qua chiếc xe này rồi thì tuyệt đối bạn không được phép đột ngột giảm ga hay đạp phanh. Vì khả năng rất cao là người điều khiển chiếc xe bạn vừa vượt sẽ không giảm tốc độ. Do đó, việc bạn giảm ga đột ngột hay phanh lại sẽ khiến chiếc xe ban nãy rơi vào tình huống bất ngờ. Những điều đáng tiếc có thể xảy ra bất kì lúc nào. Vì vậy, chú ý tốc độ khi vượt xe trên đường cao tốc sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho tính mạng của mình và những người xung quanh.
  2. Giảm tốc ở những khúc cua, nơi đông người
    Đường cao tốc cũng có những đoạn cua hay chỗ đông xe như các trạm dừng. Vì vậy, khi đến những đoạn đường như vậy thì cho dù bạn đang đi ở làn vẫn cần giảm tốc độ, bởi những góc cua là góc khuất và điều khiển tay lái cũng khó khăn hơn, mọi bất ngờ đều có thể xảy ra ở những điểm nóng như thế. Hãy quan sát thật kỹ và chuẩn bị tinh thần xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ.
  3. Tối ưu hóa tầm nhìn của xe
    Xe trên các tuyến đường cao tốc nối nhau một cách trật tự hơn khi đi trong các khu dân cư. Vì vậy, hãy chỉnh gương chiếu hậu bên ngoài xe sao cho khi ngoái sang trái/phải, thân xe chỉ chiếm khoảng 1/5 phía trong của mặt gương. Còn khi ngồi thẳng, gần như không có chi tiết nào trên thân xe hiện lên trên gương. Điều này giúp cho toàn bộ các điểm mù đều xuất hiện ở gương chiếu hậu bên ngoài. Thói quen giữ cho thân xe xuất hiện trên kính chiếu hậu bên ngoài về cơ bản không giúp ích gì cho bạn khi lưu thông trên đường cao tốc.
  4. Không đột ngột thay đổi làn đường trên đường cao tốc
    Xe ô tô lưu thông trên đường cao tốc đều sử dụng mức vận tốc khá cao (60km/h, 80km/h, 120km/h,…) chính vì vậy mà khi bạn đột ngột chuyển làn thì nhiều khả năng xe phía sau của làn bên kia sẽ không bắt kịp tốc độ của bạn, hay gây bất ngờ cho người điều khiển phía sau và làm họ bị lạc tay lái dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng.

Có một lưu ý bạn phải biết, đó là: chỉ được phép thay đổi làn đường tại những nơi có biển báo cho phép hoặc khu vực có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Trong lúc chuyển làn, bật xi nhan để báo hiệu cho các tài xế phía trước và phía sau là yếu tố không thể thiếu. Đồng thời, tiếp tục quan sát tốc độ xe chạy trước và xe chạy sau để giữ một khoảng cách an toàn nhất định rồi mới tiến hành chuyển làn.

Mặt khác, khi chuyển làn, bạn cần kiểm tra tốc độ ở làn mình định nhập, giảm/tăng tốc cho tương ứng trước khi nhập làn để đảm bảo các phương tiện ở phía sau đi tới có thể dễ dàng phối hợp trong trường hợp cần thiết.

  1. Giữ khoảng cách với các xe lưu thông cùng chiều và không chạy bám đuôi
    Không chỉ ở đường cao tốc mà bất kì một con đường nào cũng cần người điều khiển phương tiện giao thông chú ý khoảng cách giữa các xe. Thế nhưng, thực trạng cho thấy, đây vẫn là một trong những lỗi phổ biến nhất khi lưu thông trên cao tốc của người Việt Nam hiện nay. Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra do không giữ khoảng cách với các phương tiện khác vẫn được đưa tin khắp các kênh truyền thông. Vì vậy, đã có những quy định cụ thể về khoảng cách an toàn giữa các xe khi lưu thông được Bộ Giao Thông Vận tải quy định tại Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT.

Nếu không có thời gian nghiên cứu văn bản thì bạn chỉ cần nhớ một phép tính đơn giản hóa như sau: quy tắc “trừ 30” có nghĩa là lấy vận tốc trừ đi 30 sẽ được khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi lưu thông trên đường cao tốc: khoảng cách tối tiểu (tính bằng mét) = tốc độ tối đa – 30. Ví dụ, trong khu vực tốc độ tối đa cho phép là 100 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 mét.

Theo đó, tình trạng chạy bám đuôi cũng là một thực trạng thường thấy ở nhiều tuyến đường. Đây lại là một trong những nguyên gây tai nạn nghiêm trọng hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc toàn thế giới. Có nhiều trường hợp do chạy bám đuôi mà khi xe phía trước đột ngột tránh chướng ngại vật trên đường thì tài xế xe phía sau không kịp phản ứng xe đâm vào chướng ngại vật đó. Hãy lưu ý giữ khoảng cách an toàn giữa xe của bạn và các phương tiện khác trên mọi tuyến đường.

  1. Xác định vị trí điểm dừng, đỗ và tuân thủ quy định
    Trên đường cao tốc thường có những chặng dừng chân cho những người điều khiển xe ô tô nghỉ ngơi hoặc các xe gặp sự cố dọc đường và đang tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi di chuyển vào những điểm dừng này, bạn nên định hình trước vị trí của nó, sau đó bật xi nhan rồi dần dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân.

Trong trường hợp cần dừng xe khẩn cấp, cần đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy. Nếu không làm được, bạn phải tìm cách báo hiệu để những tài xế xe khác biết được. Một tình huống nhiều người mắc phải đó là khi rời chặng nghỉ, vừa lên xe là nhấn ga nhập luôn vào làn giao thông mà không để ý phía sau có những gì và từ đó dẫn tới va chạm đột ngột. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, rồi bật tín hiệu xin nhập làn và đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.

  1. Di chuyển quá chậm không phải là cách làm an toàn
    Nguyên tắc “chậm mà chắc” không thể áp dụng cho tuyến đường cao tốc. Bạn nên biết rằng, tốc độ trung bình trên đường cao tốc nằm vào khoảng 80 km/h nên việc điều khiển xe đi chậm hơn dưới ngưỡng đó sẽ rất nguy hiểm nếu xe phía sau không nhận biết được.
  2. Luôn tập trung tinh thần và trong trạng thái tỉnh táo
    Những hành trình dài gần như là cực hình với những người điều khiển xe ô tô. Không chỉ đau lưng, mệt mỏi mà đôi khi bạn còn bị mất ngủ và dễ dẫn tới mất tỉnh táo. Do đó, tránh tối đa việc thực hiện các thao tác gây ảnh hưởng tới việc tập trung khi lái xe như sử dụng điện thoại di động, chỉnh gương chiếu hậu trên đầu, tìm đồ thất lạc, chỉnh điều hòa, vặn nút chỉnh âm thanh… bởi khi đang chạy xe tốc độ lớn, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, bạn không được phép sử dụng các loại thuốc an thần hoặc gây buồn ngủ để phòng tránh những rủi ro tai nạn.
  3. Vấn đề “nhu cầu cá nhân”
    Đường cao tốc có trạm dừng và các trạm cách xa nhau. Người điều khiển ô tô lại không được tự ý dừng xe giữa đường cao tốc chỉ để giải quyết các nhu cầu cá nhân. Do đó, cần bảo đảm bạn đã hoàn tất những công việc này trước khi ngồi vào xe và điều khiển vô lăng.
  4. Thắt dây an toàn cho tất cả người ngồi trên xe
    Dây an toàn có công dụng như chính tên gọi của nó. Theo quy định, khi đã ngồi trên xe và tham gia giao thông, dù ngồi ghế trước hay ghế sau, bạn đều cần thắt đai an toàn để đảm bảo an toàn cho dù chạy xe ô tô trên đường cao tốc hay đường đô thị trong thành phố. Khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc thì việc thắt dây đai an toàn lại càng quan trọng hơn nữa. Việc làm này có thể ngăn ngừa những điều nguy hiểm và hậu quả đáng tiếc với người ngồi trên xe khi có tai nạn bất ngờ xảy ra. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn đang chủ động bảo vệ mình và những người khác.

Ngoài ra, dù đi đâu, trên mọi hành trình của mình bạn đều không muốn gặp phải những sự cố về xe. Do đó, trước khi di chuyển vào đường cao tốc, người điều khiển ô tô phải kiểm tra thật kỹ các vấn đề kỹ thuật như dầu, phanh, nước làm mát, đèn pha, vô lăng, đèn tín hiệu, hộp số… và đặc biệt là lốp có đủ áp suất theo quy định hay không.

Bởi vì trên đường cao tốc không thể dừng bất ngờ cho dù xe gặp trục trặc, bạn có thể gặp nguy hiểm bất ngờ và tìm phương án trợ giúp cũng khó khăn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat tư vấn
Gọi ngay